CHUYÊN MỤC

Thị xã Ayun Pa tăng cường công tác phòng-chống sốt xuất huyết

23/07/2019
Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh Gia Lai, trên địa bàn thị xã Ayun Pa, bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh ngày càng gia tăng. Thời gian tới, dự kiến tình hình SXH vẫn diễn biến khó lường. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn tại thị xã đang nỗ lực tập trung cho công tác phòng-chống SXH, bảo vệ sức khỏe người dân.
Theo Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa, do thời tiết nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết phát triển và do sự chủ quan của nhiều người dân, nhất là chưa tích cực diệt lăng quăng, bọ gậy nên tại thị xã bệnh sốt xuất huyết vẫn xuất hiện nhiều. Từ đầu năm 2019 đến nay trên địa bàn thị xã có 110 trường hợp mắc bệnh SXH. Các ngành chức năng đã phát hiện 27 ổ dịch sốt xuất huyết tại 8/8 xã, phường trong thị xã. Bệnh SXH xảy ra nhiều tại phường Sông Bờ, xã Ia Sao, phường Đoàn Kết. Để phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Trung tâm Y tế thị xã đã tổ chức giám sát 100% ca bệnh, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương nơi có SXH đến từng hộ để loại bỏ các vật dụng chứa nước có lăng quăng (bọ gậy)… và triển khai dập dịch bằng phương pháp phun hóa chất diệt muỗi, lăng quăng tại 27 ổ dịch để khoanh vùng. Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế thị xã cũng đã bố trí đầy đủ giường bệnh, tập trung và huy động thêm nguồn nhân lực ở tuyến xã, phường để kịp thời chữa trị cho bệnh nhân. Lý giải về nguyên nhân xuất hiện dịch bệnh cao tại các phường trung tâm thị xã, Chị Nguyễn Thị Mai Đào – cán bộ chuyên trách SXH, khoa kiểm soát dịch bệnh TTYT thị xã Ayun Pa cho biết: “Tại các phường đông dân cư chủ yếu người dân nhiều, quán hàng ăn, hàng uống nhiều khi họ không để ý chum vại, lu, khạp, lâu này bọ gậy lăng quăng do muỗi đẻ trứng trong đó nó dẫn đến nhiều vật dụng chứa nước sẽ có nhiều muỗi trưởng thành đốt. Trong 1 con muỗi trưởng thành, đẻ ra từ  80 đến 100 quả trứng, mà trong con muỗi trưởng thành đấy nó nhiễm mầm bệnh thì số trứng đó nhiễm mầm bệnh hết vậy nên tỷ lệ thị xã đông dân cư thì nó truyền từ người này sang người kia, lượng người nó đông thì nó lại rất dễ gây bệnh thành dịch bùng phát nhanh hơn so với các làng”.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng, làm thay đổi hành vi phòng bệnh của người dân, thời gian qua, Trung tâm Y tế thị xã đã đa dạng hóa các hình thức truyền thông; đồng thời, liên tục đổi mới nội dung tuyên truyền để thu hút sự chú ý của cộng đồng về công tác phòng-chống dịch SXH. Qua đó,  giúp nhân dân nâng cao ý thức phòng-chống bệnh, hiểu rõ công tác phòng-chống dịch không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là của cả cộng đồng. Hiện toàn thị xã đã có 8 xã, phường tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng (bọ gậy), trong đó có 6.417 hộ được tuyên truyền và vệ sinh môi trường. Trung tâm y tế thị xã đã phối hợp với các trạm y tế xã, phường tổ chức phun hóa chất diệt muỗi đến các hộ gia đình với 40 lít hóa chất, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền về tác hại của dịch bệnh, tầm quan trọng việc loại trừ mầm bệnh qua công tác vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy. Phường Cheo Reo là nơi có số ca mắc bệnh thấp nhất tại thị xã, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và ý thức cao của người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết.

Anh Nguyễn Văn Vọng – cán bộ phụ trách trạm y tế phường Cheo Reo cho biết: “Khi vào mùa mưa thì trên trung tâm y tế đã có kế hoạch về bệnh sốt xuất huyết triển khai xuống trạm, tại trạm bắt đầu chia ra 5 buổi, mỗi 1 buổi có hai người xuống từng tổ để đi vào các hộ gia đình diệt lăng quăng, tuyên truyền, làm kế hoạch dự trù thuốc để phun cho người dân. Tại phường thì người dân ý thức về bệnh rất là tốt công tác phòng tránh bệnh, diệt lăng quăng tốt, hàng tháng bên truyền thông cũng đi tuyên truyền về bệnh sốt xuất huyết và tác hại của bệnh SXH nên người dân nắm và hiểu rõ nên trường hợp bệnh tại phường cũng ít.”
Để ngăn ngừa, phòng tránh dịch bệnh, ngoài trách nhiệm của các cơ quan chức năng, hơn hết vẫn là ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, đặc biệt việc loại trừ môi trường sống của muỗi truyền bệnh bằng cách vệ sinh và đổ các nơi chứa nước mưa, nước trong tại các hộ gia đình là cách tốt nhất phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Chị Nguyễn Thị Mai Đào – cán bộ chuyên trách SXH, khoa kiểm soát dịch bệnh Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa cho biết thêm: “Phòng dịch thì vệ sinh môi trường là chủ yếu còn khi phát hiện ca bệnh thì đi phun, đi phun thì chỉ chết con muỗi trưởng thành chứ không thể nào diệt được lăng quăng, bọ gậy. Mà lăng quăng, bọ gậy thì từ 7 đến 14 ngày đã trở thành muỗi trưởng thành, có thể đi truyền bệnh, đốt cho người lành mang mầm bệnh. Quan trọng nhất vẫn là vệ sinh môi trường, ý thức của người dân không để nước đọng, những gốc cây, người dân cần phối hợp với trung tâm dọn vệ sinh môi trường ít nhất 1 tuần 1 lần.”

Trong thời gian tới, tình hình SXH trên địa bàn thị xã Ayun Pa dự báo sẽ diễn biến khó lường. Vì vậy, thị xã sẽ tiếp tục tăng cường công tác rà soát, khoanh vùng, khống chế kịp thời không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng./. Thực hiện: (Bích Hương)

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 33
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017