CHUYÊN MỤC

Thị xã Ayun Pa: Triển vọng từ mô hình trồng cây ăn trái

10/03/2019
Nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng cây ăn trái, một số hộ dân ở xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng lâu nay như thuốc lá, mía, mì… ở những diện tích đất bị bạc màu sang trồng các loại cây ăn trái và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.
Từng trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như thuốc lá, mía, mì, ngô, đậu phụng… nhưng không đạt hiệu quả kinh tế, cách đây 5 năm anh Lê Viết Kỳ ở thôn Đức Lập, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa đã mạnh dạn chuyển đổi 1,5 hecta đất sỏi cát sang trồng cây Na dai. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với việc chịu khó tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nơi nên vườn Na dai của anh Kỳ đã phát triển xanh tốt và sai trái. Vụ tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vừa qua, vườn Na dai của anh Kỳ thu được 10 tấn trái với giá bán tại vườn từ 65.000 đến 80.000 đồng/kg, doanh thu ước đạt 700 triệu đồng, trừ chi phí anh lãi gần 500 triệu và đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp vườn na của anh được mùa, được giá.
Anh Kỳ phấn khởi cho biết:Lúc đầu mới làm thì tôi cũng rất là hoang mang vấn đề đầu ra, nhưng sau 4 mùa thu trái thì khách hàng cũng đã biết chất lượng, trái to, ngon và ngọt. Ttrên đất Ia Rtô này, thổ nhưỡng rất thích hợp nên hiện tại thì vườn na của tôi thương lái đã đặt hàng trước cả tháng, nên giờ tôi rất phấn khởi cũng muốn nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả trên đất Ia Rtô này
Ngoài cây Na dai, thì cây Cam đường cũng đang được các hộ dân ở đây trồng khá nhiều trong đó nhiều nhất phải kể đến gia đình ông Phan Văn Khanh ở thôn Tân Lập, xã Ia Rtô, ông cũng  là người tiên phong trồng cây cam đường với diện tích hơn 3 hecta và  hơn 8000 gốc cam, dự kiến vụ bói năm nay ông thu được khoảng 30 tấn trái. Ngoài cây cam đường ông còn trồng thêm 2 hecta bưởi và 1 hecta quýt đang trong giai đoạn phát triển. Để có được cơ ngơi như ngày hôm nay gia đình ông đã bỏ rất nhiều công sức vào đây vì vùng đất này chủ yếu là đá, sỏi.

Ông Khanh cho biết: “việc chăm sóc công cán rất nhiều, bình quân mỗi hecta mỗi tháng khoảng 100 triệu cả tiền phân, tiền công, nước.. gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nước tưới, sau này tôi đã đầu tư dẫn nước từ sông vào vườn. Năm nay tôi dự định trồng thêm bưởi và mit. Để có nhiều loại thương lái khi vào mua có nhiều sự lựa chọn....Hiện giá bán tại vườn là 20.000 đồng/ 1 kg, tùy vào thời điểm, cũng có nhiều người đến hỏi mua tại vườn của tôi

Theo ông Lê Văn Sỹ - Phó chủ tịch xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa cho biết: xã luôn khuyến khích người nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Riêng đối với cây ăn trái hiện toàn xã có khoảng 25 hecta với chủ yếu các loại cây như na, cam, dừa...Để đảm bảo diện tích các loại cây khác như lúa, mì, thuốc lá. Xã cũng khuyến cáo bà, con chỉ nên chuyển đổi trên các diện tích đất bị hoang, hóa bạc màu, không nên trồng đại trà khi chưa xác định đầu ra của sản phẩm”. Để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, thị xã Ayun Pa cũng đã tạo điều kiện để người dân chuyển đổi. Đối với cây ăn trái trên địa bàn thị xã trước giờ bà con canh tác những loại cây truyền thống như xoài, đu đủ…
Tuy nhiên, những năm gần đây một số hộ dân đầu tư trồng một số cây mới như cam đường, na dai…chủ yếu tập trung ở xã Ia Rtô và xã Ia Sao. Đây là một mô hình mới mang lại hiệu quả, sáng tạo của người nông dân, nhận thấy hiệu quả đó thì chính quyền xã cũng như thị xã đã có những htrợ nhất định từ nguồn vốn khoa học công nghệ, để mang lại hiệu quả cao hơn, lan rộng trở thành phong trào, thay đổi nhận thức cho bà con nông dân canh tác trước đây không có hiệu quả, thì bây giờ canh tác các loại cây như của anh Kỳ .

vuon-cam-cua-ong-khanh.jpg

Từ hiệu quả của mô hình này mang lại, thị xã Ayun Pa cũng đã có chủ trương khuyến khích người dân phát triển vườn cây ăn quả. Riêng với xã Ia Rtô hiện đã có gần 30 hecta cây ăn quả các loại. Trong tương lai gần các vườn cây ăn quả như Na, Cam, Xoài, Chuối, Dừa... Sẽ giúp người dân xã Ia Rtô phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng trên diện tích đất quanh năm khô cằn, sỏi đá này làm giàu trên chính quê hương mình./.
Thực hiện: Nguyễn Sang
 

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 27
Tháng hiện tại: 34
Năm hiện tại: 43
Tổng lượt truy cập: 287
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017