CHUYÊN MỤC

Hội đồng Khoa học và công nghệ thị xã Ayun Pa tổ chức kỳ họp lần thứ II/2016

08/09/2016
Thực hiện Quy chế hoạt động của Hội đồng KH&CN thị xã, sáng ngày 31/8/2016, Hội đồng KH&CN thị xã đã tổ chức kỳ họp lần thứ II/2016 nhằm thảo luận, tham gia góp ý hoàn thiện nội dung thuyết minh và dự toán 02 dự án KH&CN trình Sở KH&CN tỉnh Gia Lai xét duyệt, đưa vào thực hiện năm 2017. Tham dự Hội nghị có ông Hồ Văn Diện – Phó Chủ tịch UBND thị xã, Chủ tịch Hội đồng KH&CN thị xã; các thành viên Hội đồng KH&CN thị xã đại diện lãnh đạo một số cơ quan chuyên môn trên địa bàn thị xã; Về thành phần đại biểu mời gồm có: Bà Trần Thị Liên– Phó Chánh văn phòng HĐND-UBND thị xã; Bà Siu H'Muyro - Cán bộ chuyên trách, đại điện UBND xã Ia Rbol (đơn vị đề xuất thực hiện dự án nuôi heo bằng đệm lót sinh học) ; Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú - Cán bộ đoàn thanh niên phường Sông Bờ (đơn vị đề xuất thực hiện dự án nuôi Trùn Quế thương phẩm) và một số đại biểu được mời khác.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe Ông Nguyễn Hồng Sơn – Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã, Thư ký Khoa học Hội đồng KH&CN thị xã trình bày sơ lược thuyết minh nội dung và dự toán dự án 02 bao gồm:
1. Dự án xây dựng mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học tại xã Ia Rbol có kinh phí triển khai thực hiện dự kiến là: 682 triệu đồng (trong đó vốn KH&CN tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng bao gồm 100% chi phí mua nguyên vật liệu làm đệm lót sinh học, tập huấn kỹ thuật, 50% chi phí mua trực tiếp hỗ trợ khác... vốn nhân dân đối ứng: 532 triệu đồng bao gồm: chi phí mua giống, thức ăn, công chăm sóc....)
Theo số liệu thống kê năm 2016 trên địa bàn xã Ia Rbol có khoảng 783 hộ chăn nuôi quy mô gia đình. Với tổng đàn gia cầm 3.965 con, tổng đàn gia súc 2.395 con, trong đó tổng đàn bò 1.445 con, tổng đàn heo 633 con, đàn dê có 317 con. Hộ nuôi heo trên địa bàn xã đa số nuôi theo phương thức truyền thống không có phương pháp xử lý chất thải, chất thải từ chăn nuôi cho thải ra tràn lan ngoài môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người chăn nuôi cũng như các hộ dân sống xung quanh.
Ngoài yếu tố góp phần tăng trưởng nền kinh tế còn phải kể đến nguồn chất thải chăn nuôi thải ra. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi đã trở thành vấn đề bức xúc của nhiều địa phương. Phần lớn chuồng trại chăn nuôi được xây dựng xen lẫn trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho gia súc và người, vì vậy việc phòng chống ô nhiễm môi trường luôn đi đôi với việc phát triển của ngành chăn nuôi.
Chăn nuôi càng phát triển thì việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường càng trở nên cần thiết. Một số hộ gia đình chỉ cần nuôi từ 5-10 con heo không thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, xử lý phân rác không hợp lý thì tất cả môi trường xung quanh đều phải chịu ảnh hưởng. Riêng về lĩnh vực chăn nuôi heo đã có nhiều nghiên cứu giải pháp xử lý ô nhiễm của chất thải như sử dụng biện pháp hóa học, xây hầm biogas, những giải pháp này vẫn không thể giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và tốn kém. Vì vậy việc triển khai lựa chọn dự án xây dựng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo là một trong những giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi heo thải ra, đây được xem là giải pháp sinh học thân thiện môi trường, ít tốn kém, mang lại hiệu quả kinh tế cao mà thị xã cần ứng dụng và phát triển. 
Đặc biệt hơn nữa dự án này cũng là cơ sở để xã phấn đấu hoàn thành tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. 
2. Dự án xây dựng mô hình nuôi Trùn quế thương phẩm tại phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa có tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 150 triệu đồng (trong đó vốn KH&CN tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng bao gồm: 100% chi phí mua giống và dụng cụ chăm sóc, nuôi nhốt, chi phí tập huấn, chuyển giao...; vốn dân đối ứng 50 triệu đồng bao gồm: công chăm sóc, chi phí mua thuốc phòng trừ bệnh, chi phí điện nước...)
Với nhiều đặc điểm quý, Trùn quế có thể tham gia làm một thành phần tích cực trong chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững, thân thiện với môi trường và có thể triển khai dễ dàng ở mọi địa bàn, kể cả ở vùng sâu, vùng xa, trung du miền núi. 
Nuôi và chế biến Trùn quế đã trở thành một ngành chăn nuôi, vừa tạo nguồn thức ăn cho gia súc gia cầm, các loài thủy sản. Sản phẩm phụ của việc nuôi trùn là phân trùn, một loại phân cao cấp, cải tạo đất làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra trùn có khả năng xử lý các chất thải hữu cơ, góp phần bảo vệ môi trường. Trùn quế thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của Việt Nam nói chung và thị xã Ayun Pa nói riêng.
Vì vậy, mô hình nuôi trùn Quế tại địa phương được xem là một mô hình sản xuất mới, một đối tượng vật nuôi mới có kinh tế, hiệu quả cao cần được nhân rộng, chuyển giao đến bà con nông dân trên địa bàn thị xã Ayun Pa. 
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hồ Văn Diện – Phó Chủ tịch UBND thị xã, Chủ tịch Hội đồng KHCN thị xã nhấn mạnh: 
"Với cơ cấu nền kinh tế hiện tại, thị xã Ayun Pa có nền nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong phát triển kinh tế, với khoảng 69,6% dân số làm nông nghiệp. Tuy nhiên đời sống của đại bộ phận người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp còn chậm. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay trên địa bàn thị xã. Do đó, vấn đề trồng cây gì và nuôi con gì để đem lại hiệu quả kinh tế cao, thoát nghèo và vươn tới làm giàu cho đại bộ phận bà con nông dân trên địa bàn thị xã nói chung và người đồng bào dân tộc thiểu số nó riêng cũng như góp phần vào sự tăng trường nền kinh tế thị xã được xem là mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng KH&CN thị trong thời gian tới.
 
Đối với 02 dự án KH&CN cấp cơ sở năm 2017, giao phòng Kinh tế thị xã phối hợp, hướng dẫn UBND xã Ia Rbol (đơn vị đề xuất thực hiện dự án nuôi heo bằng đệm lót sinh học) và Đoàn thanh niên phường Sông Bờ (đơn vị đề xuất thực hiện dự án nuôi Trùn Quế thương phẩm) chỉnh sửa, hoàn thiện thuyết minh dự toán của dự án theo đúng nội dung quy định của Công văn số 417/SKHCN-QLCS ngày 03/8/2016 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai và Quyết định số 27/2016/QĐ-UBND ngày 25/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định định mức xây dựng và quyết toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Gia Lai để báo cáo Sở KH&CN tỉnh theo đúng quy định"./. (Nguyễn Nam)

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 1
Tháng hiện tại: 1
Năm hiện tại: 1
Tổng lượt truy cập: 17
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017