Thị xã Ayun Pa: Kết quả sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 21/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Thị xã Ayun Pa: Kết quả sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết  số 04-NQ/TU, ngày 21/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

Sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 21/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Ayun Pa về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, ngành nông nghiệp của thị xã không ngừng tăng trưởng, phát triển, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và đạt được những kết quả tích cực.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thị xã lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình hành động số 06-CTr/TU ngày 15/12/2020 của Thị ủy Ayun Pa, để đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng sản xuất tập trung; phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thị xã, từng bước tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của thị xã, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 21/7/2021 về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

cac-mo-hinh-phat-trien-kinh-te-tai-cac-bon-thuoc-1.jpg

Sau gần 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, ngành nông nghiệp của thị xã không ngừng tăng trưởng, phát triển, từng bước ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và đạt được những kết quả tích cực. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch phù hợp, tốc độ tăng trưởng bình quân 03 năm của ngành nông nghiệp đạt 7,67 %, tăng 1,66 % so với giai đoạn 2018-2020. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ lực của thị xã như cây lúa 02 vụ, cây mía, cây mì, cây ăn quả, rau màu các loại không ngừng tăng lên qua từng năm và đã tạo ra giá trị kinh tế cao, đặc biệt là việc phát triển vùng sản xuất mía ổn định, góp phần bảo đảm nguyên liệu cho nhà máy đường thị xã hoạt động; đồng thời duy trì, phát triển ổn định diện tích trồng thuốc lá để cho các công ty thuốc lá hoạt động ổn định và tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân trên địa bàn.
Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng hình thành các vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, chú trọng; công tác phổ biến, tuyên truyền Nghị quyết 04-NQ/TU được triển khai bằng nhiều hình thức. Do vậy, Nghị quyết 04-NQ/TU đã từng bước đi vào cuộc sống, làm thay đổi tư duy, nhận thức của người dân về mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần nâng cao thu nhập.
Trong giai đoạn 2021-2023, thị xã đã chuyển đổi được 245ha so với kế hoạch và triển khai các bộ giống cây trồng mới để dễ tiêu thụ trên thị trường hiện nay. Ngoài thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp trên cây trồng, thị xã có 08 sản phẩm nông nghiệp khác đạt thương hiệu OCOP từ 3 đến 4 sao, gồm: 03 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 05 sản phẩm đạt OCOP 3 sao. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất; mô hình chuyển giao khoa học công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giống mới có năng suất, chất lượng, kháng bệnh hại vào sản xuất, trong đó: chương trình khuyến nông và các mô hình phát triển sản xuất từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của thị xã là 07 mô hình; từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học, công nghệ 01 mô hình. Ngoài ra, còn có mô hình Nông hội sản xuất lúa chất lượng cao giống Nếp 97, Đài thơm 8 tại Tổ dân phố 01, 02 phường Hòa Bình hoạt động có hiệu quả với quy mô 60 ha và 60 hội viên tham gia. Thực hiện chuyển đổi từ diện tích trồng lúa nước 02 vụ hằng năm sang sản xuất lúa thương phẩm, chất lượng cao là 120ha, ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc là 80,5ha, năng suất ước đạt khoảng 45-50 tấn/ha; mô hình trồng ớt xuất khẩu giống lai F1 số 20, liên kết với Công ty TNHH MTV Nguyễn Đức Cường tại xã Ia Rtô với quy mô 10 ha. Doanh thu bình quân của một số cây trồng chính như: lúa, mì, mía, thuốc lá, ngô sinh khối, ớt, rau các loại và một số cây ăn quả (cam, na dai) bước đầu đạt trên 70 triệu đồng/ha và kêu gọi được 02 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Đến nay, 05/05 hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn đã củng cố, kiện toàn lại bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng Luật Hợp tác xã năm 2012. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã có 01 hợp tác xã kinh doanh, dịch vụ Nhật Khôi mới được thành lập, bước đầu hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Hằng năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của thị xã và Ủy ban nhân dân các xã, phường tổ chức tập huấn quy trình thâm canh, chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại trên các loại cây trồng chính cho các xã viên hợp tác xã và nông dân; cử lãnh đạo hợp tác xã nông nghiệp tham gia tập huấn lớp bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý sản xuất kinh doanh; giúp cho các xã viên và nông dân nắm bắt được quy trình canh tác tiên tiến, quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM, quy trình 03 giảm 03 tăng. Ngoài ra, Hội Nông dân thị xã đã chủ động ký kết chương trình, bản ghi nhớ phối hợp với các ban, ngành, doanh nghiệp để tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hội viên, nông dân. Các cấp hội đã trực tiếp, phối hợp tập huấn khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn cho 440 lượt hội viên nông dân tham gia, đã giúp cho hội viên tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất để từ đó áp dụng trong phát triển kinh tế hộ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 21/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã cũng còn có những tồn tại, khó khăn như: Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung, chưa hình thành được vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn gắn với vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến; diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn thị xã nhỏ lẻ, phân tán, đầu tư thâm canh thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Một số diện tích cây trồng chủ lực của thị xã như lúa, mì, ngô chưa có sự liên kết trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm; sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp cũng như các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm còn ít...

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã đã đề ra nhiều các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết trên địa bàn thị xã trong thời gian tới. Trong đó, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự tham gia chủ động, tích cực của các ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể từ thị xã đến từng thôn, tổ dân phố. Phát huy tốt vai trò tham mưu của các cơ quan chuyên môn trong việc đề ra các giải pháp thiết thực, sáng tạo, phù hợp với từng xã, phường nhằm thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ nông dân; trách nhiệm và lợi ích của từng chủ thể trong chuỗi liên kết. Tiếp tục phát huy, nhân rộng những kết quả đã đạt được trong lĩnh vực trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về nội dung, tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 04-NQ/TU đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người nông dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ thể của người dân. Phấn đấu xây dựng vùng sản xuất lúa thương phẩm, chất lượng cao gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm để tiến đến xây dựng nhãn hiệu gạo thị xã Ayun Pa. Tổ chức rà soát, cải tạo thay thế bằng những giống cây mới chất lượng; xây dựng và thực hiện các mô hình sản xuất, nhất là cây ăn quả đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGap để nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiếp tục rà soát, chuyển đổi các diện tích trồng mì kém hiệu quả tại khu vực hồ thủy lợi Ia Rtô để xây dựng vùng trồng cây ăn trái đặc trưng, tập trung của thị xã như xoài, na dai, nhãn lồng... gắn phát triển vùng sản xuất rau, hoa và cây ăn quả với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp trải nghiệm “vườn hoa - vườn rau - vườn cây ăn quả”. Chú trọng việc đào tạo, dạy nghề cho nông dân, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ chuyên ngành; chọn nông dân đi đào tạo, tập huấn tại các trung tâm kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng. Tiếp tục quan tâm đầu tư đường giao thông nội đồng và nâng cấp, sửa chữa, xây mới hệ thống mương tưới phù hợp với mục tiêu phát triển vùng chuyên canh sản xuất rau, hoa, quả, ngô sinh khối, mía tập trung, ổn định../.  (Tổng hợp: Thanh Duy)

Quay lại