CHUYÊN MỤC

ĐI, NGHE, ĐỌC, NGHĨ, VIẾT, NÓI LÀ MỘT YÊU CẦU MÀ CÁN BỘ TUYÊN GIÁO CẦN PHẢI THƯỜNG XUYÊN PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN

09/01/2012
Công tác Tuyên giáo là một bộ phận trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Chính vì vậy người cán bộ làm công tác tuyên giáo đòi hỏi phải có trình độ, năng lực chuyên môn thực sự để góp phần tích cực vào sự chuyển biến chung của kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn thị xã.



Rõ ràng nâng cao tính hiệu quả của công tác tuyên giáo như nêu trên thật không đơn giản. Nó luôn luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn binh chủng, của nhiều thế hệ cán bộ. Chúng ta vui mừng nhận thấy rằng, trong quá trình đổi mới, ngành tuyên giáo nói chung và công tác tuyên giáo của thị xã nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng bộ.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ nêu trên trước thời kỳ mới, kinh nghiệm rút ra, đó là: cán bộ làm công tác tuyên giáo cần thực hiện tốt: đi, nghe, đọc, nghĩ, viết, nói.

Trước hết, phải đi nhiều, thường xuyên tiếp cận thực tiễn, nhất là thực tiễn đời sống xã hội để nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân. Từ thực tiễn đó làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy để lãnh đạo, chỉ đạo đồng thời tổ chức thực hiện kịp thời công tác tuyên giáo cho sát thực tế. Bởi vì chân lý đã chứng minh rằng: không có thực tiễn sinh động sẽ không có nhận thức đúng đắn

Hai là, phải biết lắng nghe nhân dân, cán bộ, đảng viên, nhất là ở các địa bàn dân cư, câu lạc bộ, nhà máy,…gặp gỡ chung, riêng, nắm bắt dư luận xã hội. Từ đó nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin chính xác. Muốn nghe được tiếng nói chân thành của người dân, điều rất cần là bản thân mình phải thể hiện sự chân thành, gần gũi, sự tôn trọng đúng mức và phải biết phương pháp gợi mở để họ bày tỏ tâm sự, tâm trạng nhưng đầy tính tư tưởng. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, đặc biệt là mặt trái của cơ chế thị trường tác động rất lớn đến một bộ phận trong đời sống xã hội, do vậy biết lắng nghe từ nhiều nguồn, nhiều chiều với tinh thần trách nhiệm cao và bản lĩnh chính trị vững vàng, sau đó là nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo và tiến hành tác nghiệp của người cán bộ làm công tác tuyên giáo.

Ba là, đọc, đọc thực chất là ý thức tự học, tự rèn để nâng cao trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, đọc ở đâu? Đọc ở văn kiện Đảng, sách pháp luật của Nhà nước, sách báo viết về nghiệp vụ…, đọc ở báo viết, báo hình, đọc ở nhiều nguồn phong phú khác. Tài liệu thì nhiều, nhưng làm thế nào để nắm được những nội dung mà mình cần tiếp cận, trước hết đọc lướt qua mục lục, lời chú (nếu có) của từng tài liệu, trên cơ sở đó mà tìm thông tin, tiếp đến là đọc kỹ, có phân tích, phê phán, có suy nghĩ, ghi tóm tắt những điều đã làm được. Từ đó thu nhận thông tin, xử lý thông tin, phục vụ cho công tác tuyên giáo.

Bốn là, nghĩ, qua đi, nghe, đọc người cán bộ phải có tư duy sáng tạo để chuẩn bị cho các hoạt động nghiệp vụ trên lĩnh vực công tác tuyên giáo. Nghĩ phải trên cơ sở thế giới quan khoa học, phương pháp luận mac – xit, nhân sinh quan cộng sản.

Năm là, viết, trong thực tế, đã là cán bộ thì ai cũng phải biết viết, song đã là công tác tuyên giáo thì yêu cầu phải cao hơn, thường xuyên là viết báo cáo, tiếp đến là viết đề cương tuyên truyền, đề cương bài giảng Nghị quyết, thời sự, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, bản tin, viết báo…để phản ánh hiện thực xã hội và định hướng tư tưởng theo quan điểm và Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng. Muốn viết được thì phải có nguồn tài liệu, muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là: nghe, thấy, xem, ghi. Sau đó chọn lọc và chấp bút đồng thời cần phải được rà soát nhiều lần để hoàn chỉnh nhằm tránh sai sót.

Sáu là, nói, bằng tất cả sức mạnh của tư duy, với các nguồn thông tin đã được chọn lọc và xử lý, tùy hoàn cảnh, điều kiện mà dùng phương pháp độc thoại hoặc đối thoại để thu hút sự chú ý và hấp dẫn người nghe. Để được như thế, người nói phải nói trúng những vấn đề mà người nghe mong muốn mà vẫn không đi chệch nội dung và chủ đề tư tưởng của buổi tuyên truyền miệng nhằm thông tin, cung cấp kiến thức; hình thành, củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực xã hội của người nghe.

Để thể hiện được một buổi tuyên truyền miệng, đòi hòi báo cáo viên phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng, nghệ thuật diễn giảng, sự trong sáng về ngôn ngữ, chính xác về hình ảnh sự kiện. Trong công tác tuyên truyền miệng, người báo cáo viên phải luôn luôn thể hiện chức năng, nâng cao nhận thức; định hướng tư tưởng theo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp lụât của Nhà nước; phê phán, phản bác những biểu hiện sai trái, lệch lạc; động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện các chủ đề tư tưởng mà mình trình bày.
Tất nhiên, tính hiệu quả của người làm công tác tuyên giáo còn được thể hiện ở nhiều nội dung, như giải quyết kịp thời nảy sinh trong cuộc sống gây tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của quần chúng nhân dân…, nhưng các nội dung: đi, nghe, đọc, nghĩ, viết, nói là yêu cầu mà cán bộ tuyên giáo cần phải được thường xuyên phấn dấu, rèn luyện. (Trần Đình Lê - UVTV Trưởng Ban Tuyên giáo Thị ủy)

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 0
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017