CHUYÊN MỤC

Vũ Văn Liên: Người thương binh làm kinh tế giỏi

15/08/2013
Đã non nửa thế kỷ qua đi, đất nước ta được sống trong hòa bình, thống nhất nam bắc một  nhà. Sau những ngày bom đạn, hàng triệu người lính Cụ Hồ trở về cuộc sống đời thường, với những vết thương còn hằn sâu trong tâm trí và thân thể các Đ/c.
Đối mặt với cuộc sống thường nhật là bao lo toan về cơm áo, gạo tiền, khi mà 1 phần thân thể, sức khỏe, tuổi xuân của các anh đã nằm lại mãi nơi chiến trường khốc liệt. Tuy mang trong mình những khiếm khuyết nhưng họ đã quyết tâm thực hiện theo lời Bác dạy “thương binh tàn nhưng không phế”, một lần nữa bước vào cuộc chiến vượt lên số phận, vươn lên làm giàu. Trên địa bàn thị xã Ayun Pa hiện có nhiều thương binh vượt qua thương tật, nỗ lực thi đua trở thành điển hình làm kinh tế giỏi. Trong những ngày tháng 7 đầy thiêng liêng, lịch sử này tôi tìm về gia đình Ông Vũ Văn Liên ở tổ 9 phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa là một trong những điển hình đó. 
Ông tên Vũ Văn liên, là con út trong gia đình có 3 anh em, năm 1970 khi ấy ông mới tốt nghiệp cấp ba, theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, ông rời làng quê Mê Linh - Hà Nội hăng hái lên đường nhập ngũ.  Miền bắc trong những năm 70 đâu đâu cũng sục sôi trong khí thế đánh tan quân xâm lược mỹ, mà chiến dịch Điện Biên Phủ trên không là một trong những trận đối đầu oanh liệt nhất giữa quân dân miền bắc và kẻ thù. Hàng trăm máy bay B52 hiện đại tối tân nhất lúc bấy giờ của mỹ đã bị các pháo thủ của chúng ta đánh cháy tan tành trên bầu trời miền bắc Xã Hội chủ nghĩa.  Mà anh lính Vũ Văn Liên là một trong 12 người được tuyển chọn của 6 đơn vị lúc bấy giờ để chuyên gia Liên Xô đào tạo thành các trắc thủ rađa số 01 và số 02 nhắm, bắn chính xác tên lửa, đốt cháy máy bay địch. Trong một trận chiến, sau gần 5 giờ ném bom chống trả lại tên lửa phòng không của ta, đơn vị của ông bị trúng bom, đồng đội hi sinh gần hết, riêng bản thân ông bị mảnh bom cắm sâu vào trán, đến khi bình phục thì quân ta đã chiến thắng tự bao giờ. Mang trong bình thương tật hạng 4/4, năm 1973 ông xuất ngũ về quê lấy vợ, 4 đứa con lần lượt ra đời. Trước hoàn cảnh gia đình khó khăn, xoay sở làm đủ việc nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, năm  1980 ông xung phong đi kinh tế mới, vào tây nguyên lập nghiệp mong cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. 
 
Bắt đầu ở vùng đất mới, vốn liếng  chỉ có hai bàn tay trắng, sức khỏe lúc ốm lúc đau nhưng ông luôn tự bảo mình phải cố gắng. Chọn nghề nông để phát triển kinh tế gia đình, thời gian đầu do chưa có nguồn lực và đường hướng phát triển kinh tế cụ thể, ông sản xuất mà phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, mưa thuận gió hòa thì năm đó gia đình no đủ. Lỡ hạn hán, bão lụt thì coi như mất trắng, cho nên cuộc sống gia đình cứ mãi bấp bênh. Thậm chí có lúc, mọi thứ lại trở về điểm xuất phát, cộng thêm con cái đang trong tuổi ăn học  khiến cuộc sống gia đình đã khó càng trở nên túng bấn hơn. Nhưng dù thế chưa bao giờ ông chịu thua cái nghèo, vẫn động viên vợ con cố gắng làm ăn, các con phai đến tường học lấy con chữ, cái nghề lận lưng cho sau này đỡ khổ. khó khổ mãi rồi cũng có ngày ông trời cảm động trước quyết tâm của vợ chồng người thương binh nghèo ấy. Gia đình có mảnh vườn rộng hơn 5000m2, trước kia chỉ độc canh cây chuối tiêu, vất vả mà thu nhập chẳng đáng là bao. Được mách nước ông mạnh dạn kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, từ chỗ nuôi thử nghiệm vài chục con rồi đến vài trăm con gà thả vườn lấy thịt, đến nay ông Liên đã thành lập được hẳn một trại nuôi gà thịt với số lượng hàng ngàn con mỗi lứa , thu về nguồn lãi ổn định mỗi năm. Sở dĩ có được thành công như hôm nay là do ông đã áp dụng đúng cách nuôi khoa học kỹ thuật, vệ sinh sạch sẽ truồng trại và môi trường xung quanh, tiêu hủy mầm bệnh gây thương tổn đến đàn ga cầm. một phần là do sự chịu thương, chịu khó, tính ham học hỏi, và biết áp dụng kinh nghiệm từ các nơi khác vào thực tế.Bên cạnh đó, ông còn dành thời gian để áp dụng các tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật. Đồng thời tìm tòi, nghiên cứu đưa ra các sáng kiến kinh nghiệm. Bằng chứng là ông xuống tận Quy Nhơn để nhập con giống khỏe, có sức đề kháng, có nguồn gốc rõ ràng và có thể thích nghi với khí hâu khô nóng của Ayun Pa, nuôi tập trung với số lượng gà giống lớn nhưng chia làm nhiều đợt trong năm, kết hợp với trồng chuối, măng tre để vừa có nguồn thu thêm vừa có không gian hoạt động và trú mát cho gà nuôi.

Cái đáng quý hơn ở người thương binh này đó là những kinh nghiệm tích lũy được ông đã truyền đạt cho nhiều hộ dân cùng  học tập. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn thị xã đã có thêm nhiều hộ dân chăn nuôi gà thịt đạt hiệu quả cao. 

Bước sang tuổi 60, với quá nửa đời người đầy sóng gió, gian khổ nhưng ông vẫn đặt niềm tin vững chắc vào Đảng, vào lòng tin đối với con người biết vươn lên. Ông luôn tâm niệm và giáo dục con cái sống sao cho đúng với đạo lý ở đời, không ỉ lại, không bằng lòng với số phận mà phải biết phấn đấu, chẳng thế mà 4 con ông ai cũng được ăn học đàng hoàng 3 người con lớn đã tốt nghiệp đại học, và giờ ai cũng có công ăn việc làm ổn định. Gia đình ông luôn đạt gia đình văn hóa, gia đình hiếu học kiểu mẫu của thị xã mỗi năm. Thương binh Vũ Văn Liên thực sự là một thương binh giàu nghị lực, một Đảng viên tích cực, một người lính luôn chiến đấu không ngừng, dù ở hoàn cảnh nào cũng cố gắng vượt qua, chiến thắng số phận, xứng đáng là người lính Cụ Hồ./.(Phạm Chi)

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 9
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017