CHUYÊN MỤC

Tổ chức đêm hội trăng rằm cho các cháu thiếu nhi trên địa bàn thị xã Ayun Pa

12/09/2022
Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8. Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng.
ef5fd926fe3f3a61632e.jpg

Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hện giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên. Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên. Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ... 
Tết trung thu có lẽ không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam, đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam và các nước châu Á nói chung. Trung thu nó mang nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi thế hệ trong một gia đình từ người già đến trẻ nhỏ. Vào dịp này bất kể ai cũng muốn được về sum họp với gia đình nên tết trung thu còn được gọi với cái tên vô cùng ấm cúng đó là tết đoàn viên. Ở Việt Nam thì tết trung thu đã có từ thời trống đồng ngọc lũ, hình ảnh ăn mừng nhảy múa ngày trăng tròn mùa thu được in trên mặt trống. Đa số các sự tích Trung thu Việt Nam gắn với chú Cuội và chị Hằng. Ở mỗi nơi thì đều tuyên truyền về sự tích trung thu khác nhau nhưng trung thu luôn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Theo phong tục của người Việt thì vào các dịp trung thu mỗi năm thì ông bà, bố mẹ sẽ bày những mâm cổ để cho các con cháu mừng trung thu, mua và làm những thứ đèn lồng nhiều màu sắc thể hiện lên những ánh sáng ấm cúng đoàn viên tạo nên không khí vui tươi trong chính gia đình của mình. Cỗ mững trung thu được xem là một trong những thứ không thể thiếu trong tết trung thu, mâm cổ mừng trung thu bao gồm bánh kẹo, mía, bưởi, và các loại thứ hoa quả khác. Tết trung thu là một dịp để con cháu thể hiện sự hiếu kính của con cái đối với cha mẹ, của cháu đối với ông bà, để cho tình cảm gia đình càng trở nên khăng khít hơn nữa. Các con cháu trong dịp trung thu thường sẽ mua bánh trung thu để biếu cho ông bà cha mẹ. Ở nước ta thì vào dịp trung thu thì ngoài lễ hội rước đèn ra thì người việt ta còn tổ chức múa lân, con lân thường tượng trưng cho điềm lành. 

cea7be2b98325c6c0523.jpg

Trung thu có một ý nghĩa vô cùng quan trong, trung thu là tết đoàn viên để cả gia đình quây quần bên nhau, để tăng thêm tình cảm gia đình, là dịp để trẻ em có dịp tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa của đất nước. Là lúc mà trẻ em có thể vui chơi vui vẻ được thưởng thức những thứ quà....Tết trung thu là một nét độc đáo trong văn hóa người Việt.
Trước những ý nghĩa đó, Ủy ban nhân dân thị xã Ayun Pa đã ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 26/8/2022 về tổ chức các hoạt động Tết Trung thu cho thiếu nhi năm 2022 trên địa bàn thị xã. Theo đó, tối ngày 08/9/2022 (ngày 13/8 âm lịch) tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi xã Ia Sao, Ủy ban nhân dân thị xã Ayun Pa đã tổ chức “Đêm hội trăng rằm cho hơn 900 em học sinh đang sinh sống trên địa bàn xã Ia Sao.
Đến dự và chung vui với các em có đồng chí Nguyễn Trường Sơn-Phó Bí thư Thị Ủy-Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã; đồng chí Ksor H’ Khuyên-Thị ủy viên-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã cùng các đồng chí là lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã, các cơ quan, đơn vị và lãnh đạo HĐND-UBND xã Ia Sao.

Tại đây, thị xã Ayun Pa đã trao 15 suất quà (trị giá 200.000 đồng/suất) do SỞ Lao động-TB&XH tỉnh gửi tặng và 15 suất quà của thị xã Ayun Pa (100.000 đồng/suất) cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Ia Sao. Tổng kinh phí tổ chức “Đêm hội trăng rằm” là 33,2 triệu đồng.

Trung thu có lẽ là một trong những dịp để các em được vui chơi, được tự do khám phá và phát triển được tìm hiểu về văn hóa, để mang lại cho các em những trải nghiệm quý báu và ngập tràn niềm vui tạo nên cho các em có một tết trung thu ấm áp, tràn đầy niềm vui, đặc biệt là giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù đây không phải là một tết trung thu quá hoàng tráng với nhiều thứ nhưng thiết nghĩ việc tạo ra cho các em một tết trung thu đầy yêu thương và ý nghĩa nhất bởi đó là tấm lòng của các thầy cô trong trường cùng với các bậc phụ huynh và tổ chức chính quyền địa phương, các đoàn thể... mong rằng các em sẽ có một buổi trung thu vui vẻ và mong rằng các em sẽ luôn luôn nổ lực cố gắng hơn nữa trong thi đua học hành để đáp lại sự tin yêu của ông bà, cha mẹ và của thầy cô./. Thực hiện: (Thịnh NP)

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 1
Năm hiện tại: 1
Tổng lượt truy cập: 20
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017