CHUYÊN MỤC

Ban Pháp chế HĐND thị xã Ayun Pa tổ chức giám sát công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã Ayun Pa

25/07/2022
Thực hiện Chương trình hoạt động năm 2022, vừa qua Ban Pháp chế HĐND thị xã Ayun Pa đã tổ chức giám sát công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã Ayun Pa tại Hạt Kiểm lâm và các xã trên địa bàn thị xã Ayun Pa.
Nội dung giám sát tập trung vào công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã; công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng; kết quả công tác trồng rừng sản xuất từ năm 2019 đến nay và tình hình thực hiện công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã trong thời gian qua.

4e53c1f84b22897cd033.jpg
           
Theo kết quả đánh giá của Đoàn giám sát, nhìn chung công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã được Hạt Kiểm lâm thị xã và UBND các xã quan tâm, thực hiện thường xuyên, kịp thời, đã tham mưu và ban hành nhiều các văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc, hướng dẫn để triển khai thực hiện công tác này. Hạt Kiểm lâm thị xã Ayun Pa và UBND các xã cũng đã thường xuyên quan tâm và thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn quản lý bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tại các thôn, bôn hoặc thành lập các tổ công tác xuống tận các thôn, bôn; tổ chức phát thanh tuyên truyền trên hệ thống loa bằng 02 thứ tiếng Kinh và Jrai; thông qua các Bảng quy định phòng cháy chữa cháy rừng, Bảng tam giác, tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu…. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và người dân trong công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng. Công tác trồng rừng trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện, nhất là khâu tuyên truyền đến người dân để đăng ký trồng rừng có hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng thực hiện; công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo quy định; công tác hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; công tác tổ chức đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, xử lý vi phạm pháp luật được thực hiện nghiêm túc, kịp thời; công tác tuần tra, bảo vệ rừng được thực hiện thường xuyên...
           
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Đoàn giám sát cũng đã thẳng thắn chỉ rõ những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã. Theo đó, diện tích rừng trên địa bàn thị xã lớn, địa hình hiểm trở, xa cách khu dân cư, trong khi đó lực lượng chức năng trong phối hợp, thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng còn mỏng, trong khi đó các đối tượng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản hoạt động ngày càng tinh vi, liều lĩnh, vì vậy công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn tồn tại, hạn chế nhất định. Công tác trồng rừng và chăm sóc cây trồng rừng chưa thực sự hiệu quả; diện tích trồng rừng ở các xã đa số ở các địa điểm có đồi núi hiểm trở, cây đến thời điểm khai thác, thu hoạch thì vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển cao, đầu ra từ sản phẩm trồng rừng chưa ổn định. Do thiếu đất sản xuất nên nhiều hộ dân khi trồng rừng còn trồng xen kẽ cả các loại cây nông nghiệp khác như Mì, Đậu…phần nào ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây do bị rợp bóng hoặc chết do bị dẫm đạp trong quá trình thu hoạch nông sản. Đời sống của người dân trên địa bàn các xã còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đó chủ yếu lại là người dân tộc thiểu số có đời sống kinh tế còn khó khăn, không có vốn, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước. Ngoài ra, các hộ dân tham gia trồng rừng chủ yếu là các hộ xâm canh, cư trú ở nhiều địa phương khác nhau, việc rà soát, tuyên truyền, phân loại đối tượng lấn chiếm đất rừng gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận các đối tượng nên việc vận động, tuyên truyền trồng rừng còn hạn chế. Khí hậu biến đổi ngày càng khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra hiện tượng hạn hán, nắng nóng kéo dài, mùa mưa ngắn nên khi tổ chức trồng rừng, đất không đủ độ ẩm để nuôi dưỡng cây, dẫn đến tình trạng cây chết hàng loạt nên công tác trồng rừng chưa mang lại hiệu quả.
           
Để nâng cao hơn nữa công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã trong thời gian tới, Ban Pháp chế HĐND thị xã đã kiến nghị, đề xuất UBND thị xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã trên địa bàn về công tác trồng, quản lý, bảo vệ rừng. Tăng cường công tác chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư có nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng, cũng như công tác quản lý và bảo vệ rừng. Đối với Hạt Kiểm lâm thị xã, Ban Pháp chế HĐND thị xã đề nghị đơn vị tiếp tục chủ động, tích cực tham mưu cho Chi Cục Kiểm lâm tỉnh, Thị ủy, HĐND thị xã, UBND thị xã trong công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã; xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng vào mùa khô, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cho người dân tham gia trồng rừng. Đối với UBND các xã, chỉ đạo Kiểm lâm công tác trên địa bàn quản lý phối hợp với lực lượng Công an, Quân sự xã và các đoàn thể của xã, tổ đội xung kích, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia công tác trồng rừng, chăm sóc giống cây trồng, bảo vệ và phòng chống cháy rừng.
           
Qua hoạt động giám sát công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã nhằm đánh giá những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã và kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền những giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác trồng, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn thị xã Ayun Pa trong thời gian đến./. Thực hiện: (Thanh Duy)

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 23
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017