CHUYÊN MỤC

Ayun Pa đẩy mạnh phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

28/10/2014
Những năm qua, thị xã Ayun Pa đã tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo.Đồng thời, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là con đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nhờ vậy, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, đời sống nhân dân các dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện và nâng lên.

Hệ thống chính trị các cấp được củng cố, tổ chức cơ sở đảng, các đoàn thể nhân dân được kiện toàn; đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ dân tộc thiểu số đã có những bước trưởng thành cả số lượng và chất lượng. Cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số có ở tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có nhiều cán bộ nữ dân tộc thiểu số là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, công tác xây dựng Đảng và phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số được quan tâm.

khanh-thanh-tram-yte.jpg

Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, công tác xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ, đồng bào các dân tộc trong thị xã đã nỗ lực hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi, loại hình kinh tế phù hợp với khả năng để đầu tư phát triển, đã và đang hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, tạo ra nhiều mô hình hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục. Khai thác hiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, dựa trên cơ sở phát huy nội lực của cộng đồng, tạo bước chuyển biến tích cực về sản xuất và đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương.
  Từ năm 2009 đến nay, có trên 1.800 lượt hộ được vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để phát triển sản xuất, hàng nghìn hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm. Bên cạnh đó, việc phát triển các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình đã tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn, thu hút nguồn lực đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh có lợi thế của địa phương, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn ở vùng dân tộc thiểu số. Hàng năm thị xã có kế hoạch cấp phát hàng hóa thiết yếu và hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng đặc biệt khó khăn như: cấp muối Iốt, hỗ trợ giống cây trồng, phân bón và cấp phát bò giống.

Đến nay, 100% số xã trên địa bàn thị xã có đường ô tô đến trung tâm, trên 90% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; hệ thống thủy lợi và nước sinh hoạt được chú trọng đầu tư phục vụ sản xuất và đời sống; 80% dân số được xem truyền hình, 100% dân số được nghe Đài tiếng nói Việt Nam; các xã có lớp học kiên cố 2 tầng, các bôn, làng ở xa trung tâm đều có lớp học, 90% trẻ em trong độ tuổi được đến trường. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh được thực hiện có hiệu quả, các xã đều có trạm y tế. 

Bên cạnh đó, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khư dân cư”,  xây dựng nông thôn mới... Thông qua phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, sản xuất kinh doanh giỏi, nhiều hộ đã trở thành những hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Nhiều người có uy tín trong cộng đồng trở thành tấm gương đoàn kết các dân tộc, gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn nhân dân phát triển sản xuất, thoát khỏi đói nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Phong trào xây dựng nông thôn mới được nhân dân hưởng ứng và tích cực tham gia, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các bôn, làng huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ đời sống dân sinh, trong đó các hộ dân ở các xã: Ia Sao, Ia Rtô, Chư Băh, Ia Rbol hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, lớp học mầm non.

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số toàn diện, nhanh, bền vững. đẩy mạnh giảm nghèo trong dân tộc thiểu số, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, giảm dần vùng có đông đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hóa vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số; giữ vững khối đại đoàn kết các dân tộc, đảm bảo ổn định quốc phòng an ninh… phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo 100% có trường học kiên cố, trên 98% trở lên trẻ em trong độ tuổi được đến trường. có 98% học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học. trước mắt, thị xã Ayun Pa tập trung phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Song song đó, làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số. hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo có năng lực, trình độ, đáng ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. thị xã đặc biệt chú trọng công tác phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng, đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số. thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, nhà ở, nước sinh hoạt, vốn tín dụng phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn. ngoài ra, thị xã còn tập trung đầu tư xây dựng hệ thống công trình kinh tế- xã hội, nhất là đường giao thông, đường liên xã, liên thôn phục vụ cho đi lại, vận chuyển giao lưu hàng hóa. Đầu tư điện, nước cho vùng đồng bào dân tộc đảm bảo phục vụ cho việc tiêu dùng và sản xuất. nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số.

Đồng thời, thị xã đang tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng tái định cư. Tập trung khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước tạo sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập và ổn định đời sống nhân dân. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quy hoạch vùng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và thị trường./. (Ngọc Nhật)

contract-(4).png Thông tin bản quyền

- Cơ quan: UBND thị xã Ayun Pa - tỉnh Gia Lai
- Địa chỉ: Số 63 Nguyễn Huệ - Đoàn Kết - thị xã Ayun Pa - Gia Lai
- Điện thoại: (0269) 3 852700 - Fax: (0269)3852700
- Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
- Người chịu trách nhiệm: Ông: Đoàn Thanh Phong - Chánh Văn phòng HĐND- UBND thị xã
- Giấy phép: Số 04/GP-TTĐT ngày 15/6/2018 của Sở Thông tin và Truyền thông.
tinnhiemmang-(2).png

pie-chart.png Thống kê truy cập

Hôm nay: 0
Tuần hiện tại: 0
Tháng hiện tại: 0
Năm hiện tại: 0
Tổng lượt truy cập: 28
Số người on-line: 1

customer-service.png Hỗ trợ kỹ thuật

 
Sdt:(0269) 38522700
Email: ubndayunpa@gialai.gov.vn
   Copyright © 2017